Nhu cầu làm đẹp đang dần trở nên thiết yếu nên kinh doanh spa là ngành có nhiều triển vọng. Mở spa đang là xu hướng được nhiều người quan tâm và khởi nghiệp. Để việc đầu tư đạt hiệu quả, bạn cần tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh spa nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích và cần thiết để tự kinh doanh thành công. Bạn xác định khách hàng mục tiêu là gì ? Các bước để mở spa : tên spa, mặt bằng, thủ tục xin giấy phép,… Nếu bạn còn chưa biết bắt đầu từ đâu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình Spa sau đây:
- Day Spa: cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị da mặt và massage thư giãn nhưng không cung cấp phòng nghỉ ở qua đêm. Chỉ phục vụ chủ yếu ban ngày.
- Destination Spa: cung cấp các dịch vụ như Day Spa nhưng lại có chỗ nghỉ qua đêm cho khách hàng.
- Hotel/resort Spa: ngoài cung cấp các dịch vụ làm đẹp và thư giãn. Loại hình còn cung cấp thêm các dịch vụ cao cấp khác như: sân golf, tennis, phòng gym, hồ bơi…
- Medical Spa: cung cấp dịch vụ làm đẹp và điều trị da chuyên nghiệp bởi đội ngũ Bác sĩ có trình độ và chuyên môn cao.
2. Triển khai các bước mở Spa
Triển khai tiếp các bước sau đây để chuẩn bị quá trình mở Spa nhé!
2.1 Chọn tên Spa đẹp, dễ nhớ
Có rất nhiều cách đặt tên Spa. Ví dụ như:
- Đặt tên Spa theo tên các nước phát triển mạnh dịch vụ Spa như: tên Spa theo tiếng Hàn, tiếng Nhật…
- Đặt tên Spa theo tên các loại dược phẩm /thảo mộc đặc biệt của Trung tâm
- Đặt tên theo một thương hiệu nổi tiếng nào đó
- Đặt tên theo sở thích của chủ Spa
- Đặt theo tên của bản thân
- Đặt theo tên con cái ghép lại
2.2 Mặt bằng và địa điểm mở Spa
Spa là loại hình kinh doanh cần phải có diện tích rộng rãi, nhiều khoảng trống. Vì vậy khi tìm kiếm mặt bằng Spa cần quan tâm đến các yếu tố như vị trí, diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh và túi tiền của bạn.
Những điểm cần chú ý khi tìm kiếm mặt bằng để mở Spa như:
- Tổng diện tích: cần quan tâm đến tổng diện tích cần thuê. Nếu mặt bằng nhỏ ưu tiên nên có thêm lầu vẫn có lợi thế hơn mặt bằng rộng nhưng không có lầu. Nên phân chia các khu vực tùy thuộc vào từng dịch vụ như chăm sóc da, phun xăm, massage…
- Mặt tiền: không nên thuê mặt bằng bị chắn bởi cột điện, cây xanh… Nên chọn mặt bằng sáng sủa, sạch sẽ đón được ánh sáng tự nhiên.
- Vị trí của Spa: Có 2 cách để chọn được vị trí Spa như:
Chọn vị trí gần khu trung tâm Spa. Nhằm tạo ưu thế cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng từ Spa khác thông qua những chương trình khuyến mãi.
Hai là chọn nơi không có kinh doanh Spa, bạn sẽ tự mình tạo ra thị trường, phong cách riêng của mình.
2.3 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh Spa
Mỗi loại hình Spa cần có thủ tục giấy phép kinh doanh Spa khác nhau. Với loại hình Spa chuyên về dịch vụ xoa bóp, chăm sóc da chuyên sâu thì cần phải có nhiều giấy chứng nhận hơn các Spa thông thường.
Để đăng ký kinh doanh Spa, chủ Spa cần có chứng chỉ hành nghề từ Sở Lao động Thương binh và xã hội cấp phép. Chứng chỉ này chỉ có tại các trường đào tạo uy tín mới được Sở cấp phép. Từ những kinh nghiệm kinh doanh Spa thì Giấy phép rất quan trọng trong kinh doanh Spa, bạn cần phải có đầy đủ có các giấy phép cũng như bằng cấp để kinh daonh Spa
Thủ tục để đăng ký kinh doanh Spa sẽ bao gồm:
Với đơn vị thuộc hộ kinh doanh:
- Đơn đăng ký kinh doanh Spa – Thẩm mỹ viện
- CMND, Hộ khẩu
- Chứng chỉ hành nghề có giá trị pháp lý
- Với trường hợp thành lập doanh nghiệp:
Đơn đăng ký kinh doanh thành lập Doanh nghiệp:
- Đơn đăng ký kinh doanh Spa – Thẩm mỹ viện
- CMND, Hộ khẩu
- Chứng chỉ hành nghề có giá trị pháp lý
2.4 Mua sắm các thiết bị Spa
Mở Spa cần rất nhiều vật dụng, tuy nhiên, bạn cần lọc ra những dụng cụ thực sự cần thiết phải sắm trước, và số lượng dụng cụ cần mua. Một mặt tiết kiệm chi phí, mặt khác bạn sẽ không uổng phí dụng cụ khi không xài đến.
Mở Spa cần rất nhiều thiết bị Spa, bạn cần lọc ra những dụng cụ cần thiết thì mua sắm trước. Một mặt tiết kiệm chi phí, mặt khác không phải tốn kém khi mua những dụng cụ không xài đến.
Một số thiết bị cần thiết khi mở Spa là:
- Giường Spa, ghế Spa, tủ Spa
- Khăn, dép
- Kệ, khay đựng dụng cụ Spa
- Mỹ phẩm sử dụng
- Đèn chiếu sáng
- Máy soi da
- Máy xông hơi, máy hút mụn, máy laser, lăn kim (nếu Spa có dịch vụ chăm sóc da, trị mụn và trị sẹo)
- Máy phun xăm và thiết bị xóa xăm..(Spa có dịch vụ phun xăm)
- Thiết bị hỗ trợ massage như: đá cuội, dụng cụ bấm huyệt…
2.5 Chuẩn bị cơ sở vật chất cho tiệm Spa
Ngoài máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho tiệm Spa cũng rất quan trọng. Sau khi xác định được loại hình kinh doanh hãy tiến đến định hình phong cách hướng đến như: màu sắc, cách trang trí và bày trí thiết bị…
Nếu có tài chính đủ mạnh bạn có thuê công ty thi công thiết kế để mọi thứ được chỉn chu nhất.
Ngược lại, nếu không đủ tài chính bạn có thể tự mình lên ý tưởng về màu sắc chủ đạo. Sau đó lên mạng tìm kiếm, học hỏi cách bày trí từ nơi khác. Tránh những thiết kế rối mắt, rườm rà, ưu tiên sự tối giản và nhẹ nhàng.
Xem thêm:
Bài viết liên quan: